Hiện nay, thị trường đang chứng kiến những xáo trộn đáng lo ngại. Các nhà đầu tư đang gom hàng với số lượng sản phẩm lớn ngay trong chính giai đoạn dịch bệnh căng thẳng đang diễn ra. Tình hình trên đã khiến các chuyên gia trong ngành lo ngại về một hiện tượng sốt đất mới có thể diễn ra. Đồng thời Bộ Xây Dựng cũng đang nhận định rằng, hiện tượng “sốt đất” nền cục bộ đã thực sự diễn ra trên nhiều khu vực khắp cả nước.
Sân chơi của những “tay to” Bất động sản
Hiên nay trên thị trường nhà đất đang xảy ra tình trạng bán “cắt lỗ” tràn lan, đặc biệt là sau khi những đợt “Sốt nóng” diễn ra.
Trong báo cáo quý II của Hội môi giới bất động sản Việt Nam mới đây cũng nhận định bất chấp diễn biến dịch COVID-19 có nhiều phức tạp nhưng tình trạng sốt đất và đầu tư theo phong trào, đám đông… đã đẩy nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ phải chịu hậu quả.
Đến nay, Bộ Xây dựng đã có văn bản chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác quản lý cũng như nghiêm túc kiểm soát tình hình thị trường bất động sản.
Nói về hiện tượng này, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc CBRE Việt Nam cho rằng, câu chuyện sốt đất không phải mới mà nó luôn diễn ra, thị trường đã trải qua không ít lần trong quá khứ, giống như một điều tất yếu không thể thiếu.
Minh chứng rõ nhất cho lần sốt đất mới đây bắt nguồn từ phía Nam (thành phố HCM, Bình Dương,…) sau đó đã lan nhanh ra Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc. Chính vì vậy, việc những đợt sốt đất khác có diễn ra nữa hay không, câu trả lời chắc chắn là có bởi bản thân nó là hiện tượng thường xuyên và phổ biến nhất là tại những khu vực đang có xu hướng phát triển hoặc những khu vực đang phát triển về hạ tầng hoặc có quy hoạch mới.
Theo chuyên gia này, việc sốt đất vốn dựa trên việc giá đất bị đẩy lên cao hơn với mặt bằng giá thực tế tại thời điểm giao dịch trong một thời gian ngắn. Đồng thời tần suất mua đi bán lại diễn ra liên tục làm đẩy giá lên từng ngày, thậm chí từng giờ. Chắc chắn trong tương lại hiện tượng này sẽ còn diễn ra nữa.
Thực sự trải qua những “cơn sốt” đất như vừa qua, thị trường trở thành cuộc chơi của các nhà đầu tư lớn. Bởi lẽ, họ không những có tiền mà còn có luôn công nghệ làm tạo nên “cơn sốt”, tạo ra những giao dịch “ảo” liên tục, những thứ mà bình thường người dân không thể có khả năng đó.
Các nhà đầu tư “F0” nên làm gì trước tình hình này ?
Để phân tích xem các nhà đầu tư F0 nên làm gì trước thực trạng này, chúng ta cần lý giải qua nguyên nhân của những “cơn sốt” đất vừa qua. Theo lời của chuyên gia trong lĩnh vực, Giám đốc CBRE Việt Nam cho rằng xuất phát từ việc “sốt đất” là một hiện tượng bất thường vốn dĩ quen thuộc của thị trường BĐS. Trong đó, người được hưởng lợi nhiều là các nhà đầu cơ có tiềm lực tài chính đủ mạnh để thu gom hàng, kiểm soát và làm giá được các giao dịch và thường họ sẽ xuất hiện ở giai đoạn đầu các cơn sốt đất.
Thậm chí họ chính là những người “viết kịch bản” cho những cơn “sốt đất” đó. Vào thời điểm họ rút ra là họ đã thắng và người chịu thiệt là các nhà đầu tư ăn theo, bị mua giá cao nhưngkhông thể bán ra được khi thị trường đã qua giai đoạn cao trào, giá đất giảm xuống liên tục.
Với tất cả những phân tích đó, sau thời điểm đại dịch Covid 19 diễn ra, khi mọi thứ bình ổn trở lại thì theo các chuyên gia, các nhà đầu tư F0, tay ngang cần hết sức tỉnh táo, tránh mất tiền vào những giao dịch bất lợi ngay từ đầu.
Cuối cùng theo ông Kiệt, các nhà đầu tư xác định đu theo sóng của các cơn sốt đất cần hết sức thận trọng trong thời gian sắp tới. Cùng chia sẻ quan điểm trên, một chuyên gia khác, ông Nguyễn Lê Hải Đăng - Giám đốc chiến lược của DT Group khuyên rằng, nhà đầu tư F0 cần có đầy đủ thông tin kiến thức để tham gia cuộc chơi mới có thể xác định được thời điểm nên tham gia và nên rút khỏi thị trường.
(Tổng hợp)
XEM THÊM
Bất động sản ven biên rục rịch trở lại sau đại dich
Đâu là phân khúc BĐS trỗi dậy mạnh mẽ sau đại dịch ?
Nguồn: http://haiphonghomes.vn/