Báo cáo điều tra xu hướng tín dụng cuối năm chỉ ra rằng, các tổ chức tín dụng hiện nay như ngân hàng đang dự kiến .VN Theo báo cáo điều tra xu hướng tín dụng nửa cuối năm, các tổ chức tín dụng dự kiến “siết” chặt đối với lĩnh vực đầu tư kinh doanh, bất động sản, tài chính, chứng khoán, ngân hàng, du lịch và bảo hiểm.
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã công bố kết quả cuộc điều tra xu hướng tín dụng nửa cuối năm do Vụ Dự báo, thống kê của Ngân hàng Nhà nước thực hiện.
Theo nhận định của các tổ chức tín dụng (TCTD), nhu cầu tín dụng tổng thể của khách hàng tăng trong 6 tháng đầu năm 2021 và dự báo tiếp tục tăng trong 6 tháng cuối năm và cả năm 2021 ở tất cả các đối tượng, loại tiền, kỳ hạn và lĩnh vực, ngoại trừ nhu cầu tín dụng cho đầu tư, kinh doanh du lịch giảm trong 6 tháng đầu năm 2021 và được dự báo phục hồi nhẹ trong 6 tháng cuối năm 2021.
Vụ Dự báo, thống kê các TCTD đã điều chỉnh thu hẹp bớt mức kỳ vọng về xu hướng gia tăng nhu cầu tín dụng năm 2021 qua các kỳ điều tra. Trong đó, thu hẹp đáng kể đối với kỳ vọng về sự gia tăng nhu cầu vay vốn trong lĩnh vực xây dựng, du lịch, vận tải, kho bãi, xuất nhập khẩu, sản xuất phân phối điện, vay mua nhà để ở, công nghiệp hỗ trợ và đầu tư ứng dụng công nghệ cao.
Đánh giá 6 tháng cuối năm 2021, các TCTD dự kiến nới lỏng nhẹ tiêu chuẩn tín dụng tổng thể của đơn vị mình đối với hầu hết các nhóm khách hàng, trong đó, ưu tiên nới lỏng đối với nhóm khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa, và áp dụng với hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên.
Trong khi đó, sẽ tiếp tục thắt chặt hơn đối với lĩnh vực cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản và cho vay kinh doanh chứng khoán trong 6 tháng đầu năm 2021.
Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin, theo các chuyên gia địa ốc, ở các nước trên thế giới, vốn đầu tư vào thị trường địa ốc thường được kiểm soát dựa trên tỷ trọng bất động sản trong tổng của cải xã hội thường chiếm ít nhất khoảng 37% và các hoạt động liên quan đến bất động sản chiếm khoảng 30%. Bên cạnh đó, tỷ lệ vốn tín dụng thường chiếm khoảng 70% tổng vốn đầu tư vào bất động sản, tương đương vốn tín dụng huy động vào đầu tư bất động chiếm khoảng 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội là an toàn.
Trong khi đó ở nước ta, theo báo cáo “Bất động sản trong nền kinh tế Việt Nam - vai trò và khuyến nghị chính sách” của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, đóng góp của thị trường bất động sản (nhóm nghiên cứu tính toán theo nghĩa mở rộng và ISIC) trong GDP năm 2019 là 7,62%, cao hơn mức Tổng cục Thống kê công bố là 4,51%. Chưa kể đến bất động sản gián tiếp trong ngành xây dựng thì phần trăm đóng góp của bất động sản cũng khoảng 10,49% GDP (năm 2019).
Nếu tính thêm nhân tố vốn là đất, đóng góp của bất động sản chiếm tới 13,6% GDP. Có thể ước tính tỷ trọng bất động sản đóng góp vào tổng giá trị tăng thêm của khu vực doanh nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 14,88%.
Cập nhật mới nhất vào giữa tháng 4/2021, Ngân hàng nhà nước (NHNN) ước tính đến cuối tháng 3/2021, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực BĐS đạt khoảng 1,85 triệu tỉ đồng, tăng 3% so với tháng 12/2020. Dù đây là con số không lớn, tuy nhiên tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế là 9,46 triệu tỉ đồng, trong đó cho vay bất động sản là 1,8 triệu tỉ đồng, chiếm 19%.
Bên cạnh đó, từ cuối năm 2020, hoạt động mua bán sáp nhập cũng liên tục được các ông lớn bất động sản đẩy mạnh, xu hướng gom đất không chỉ xuất hiện ở phân khúc nhà ở mà cả bất động sản công nghiệp, khách sạn, nghỉ dưỡng.
Trong quý I, lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng đầu về số doanh nghiệp thành lập mới trong quý đầu năm nay với 1.733 đơn vị, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm trước. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản trong 3 tháng đầu năm nay cũng tiếp tục đứng thứ 3 về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn 600 triệu USD.
Theo các chuyên gia, trên thực tế, nguồn vốn đầu tư dự án của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực BĐS đều chiếm đa số từ vốn vay ngân hàng. Các hiện tượng trên cùng với tình trạng sốt đất trong thời gian ngắn khoảng hai, ba năm nhưng tốc độ tăng giá đất có gia tốc cũng có thể dẫn tới tích tụ bong bóng bất động sản ở mức cao.
Nếu không kiểm soát mạnh dòng vốn chảy vào thị trường bất động sản, rất có thể tạo ra ngữ cảnh vốn đầu tư chảy vào bất động sản vượt ngưỡng an toàn 30%. Châm ngòi cho cuộc vỡ "bong bóng" bất động sản.
XEM THÊM
Dự kiến làn sóng cắt lỗ tăng nhanh trong thời gian sắp tới
Kiến nghị thay đổi tiêu chí về chọn chủ đầu tư đối với nhà ở xã hội
Nguồn:http://haiphonghomes.vn/