Hiện nay, Bất động sản “ngoài luồng” đang thực sự là một vấn đề nhức nhối. Cũng theo các chuyên gia, Bất đông sản ngoài luồng hay còn là loại không được Sở Xây dựng các địa phương quản lý đang tạo ra nhiều hệ lụy cần sớm được chấn chỉnh. Thực tế cho thấy, bất chấp dịch bệnh hoàn hành giá đất nền tại nhiều địa phương đang có dấu hiệu gia tăng mạnh mẽ. Đồng thời, rất nhiều sàn, trung tâm môi giới đang “mọc lên” như nấm.
“Sốt đất” khiến các sàn môi giới Bất động sản mọc lên như nấm
Mới nhất, theo báo cáo của Công an tỉnh Quảng Ninh, trên địa bàn TP Hạ Long có tới 30 sàn giao dịch và 80 doanh nghiệp. Con số này bao gồm các cá nhân hoạt động môi giới bất động sản nhưng không có trong danh sách Sở Xây dựng quản lý.
Khu vực Hà Nội, danh sách các sàn giao dịch bất động sản có thông báo đến Sở Xây dựng Hà Nội tính đến hết tháng 11/2020 chỉ vỏn vẹn 47 sàn, chưa bằng phân nửa số sàn có thông tin trên các trang rao bán bất động sản.
Dễ thấy nhất khi chạy dọc Quốc lộ 21A từ thị trấn Xuân Mai (Chương Mỹ - Hà Nội) đến Khu công nghệ cao Hòa Lạc, người đi đường sẽ bắt gặp hàng trăm bảng biển giới thiệu, quảng cáo của các trung tâm, sàn môi giới bất động sản mọc lên san sát trong đợt sốt nóng giá đất từ đầu năm đến nay.
Điều đặc biệt, các sàn hay trung tâm môi giới bất động sản này đều hoạt động mang tính chất “ngoài luồng”. Nghĩa là các tổ chức này không đảm bảo các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh và môi giới bất động sản.
Thậm chí để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư và khách hàng, tại một số sàn hay trung tâm còn đặt tên “na ná” các doanh nghiệp lớn, dễ gây nhầm lẫn.
Về phía chuyên gia họ nhận định, hiện nay pháp luật vẫn chưa có những chế tài đủ mạnh để xử lý các tổ chức, cá nhân tự ý lập nên các Sàn môi giới trái với pháp luật.
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam số lượng các nhà môi giới bất động sản hoạt động đúng quy định pháp luật hiện nay rất thấp (khoảng 300.000 môi giới hoạt động, trong đó chỉ khoảng 20% có chứng chỉ hành nghề )
Cần có những giải pháp rõ ràng và đồng bộ
Ly giải cho sự tràn lan của các sàn môi giới trái pháp luật, chuyên gia nhận định nguyên nhân chủ yếu là do sự yếu kém và “lỏng lẻo” đối với nghề môi giới bất động sản.
Để chấn chỉnh thực trạng trên, trước hết cần có giải pháp đồng bộ từ việc tăng cường giám sát, thực thi các quy định của pháp luật đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện như môi giới bất động sản.
Luật sư Vũ Văn Biên, Giám đốc Công ty TNHH Luật An Phước cho rằng, để có thể chấm dứt được vấn đề nan giải này, việc quan trọng đó là phải cường giám sát, xử lý các trường hợp vi phạm cũng như gắn trách nhiệm người đứng đầu tại các địa phương”, ông nhận định.
Bên cạnh đó, vị luật sự này cũng chỉ rõ trong Luật kinh doanh BĐS 2014 đã có quy định rõ ràng. Tại điều 62 và 69 Luật kinh doanh BĐS 2014 cũng đã nêu rõ điều kiện “phải có ít nhất 02 người có chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS” và “các tổ chức cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS phải thành lập doanh nghiệp”.
Tại khoản 4, điều 67 có nêu nghĩa vụ của doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS cần “thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật và chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
Về giải pháp cụ thể, theo TS. Nguyễn Văn Đính việc cần làm là khi cấp chứng nhận hành nghề cho môi giới bất động sản, các cơ quan quản lý nhà nước nên cấp mã số hành nghề quốc gia cho từng môi giới và cập nhật họ đang làm cho Sàn nào.
Mặt khác, mọi dữ liệu giao dịch của môi giới bất động sản cũng cần được cập nhật vào hệ thống công nghệ. Bởi thị trường BĐS chỉ có thể minh bạch khi sự chuyên nghiệp hóa được thực hiện đầy đủ. Ông phân tích.
(Tổng hợp)
XEM THÊM
Bất động sản ven biên rục rịch trở lại sau đại dich
Đâu là phân khúc BĐS trỗi dậy mạnh mẽ sau đại dịch ?
Nguồn: http://haiphonghomes.vn/